Lịch sử Đảng bộ Quận

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN LỊCH SỬ HÌNH THÀNH QUẬN 11


Quận 11 chính thức có tên trên bản đồ Sài Gòn-Gia Định từ ngày 01/07/1969 theo sắc luật số 73 của chính quyền Sài Gòn cũ. Ban đầu gồm 4 phường được tách ra từ Quận 5 và Quận 6: Phường Phú Thọ (Quận 5 cũ), Phường Cầu Tre, Bình Thới, Phú Thọ Hòa (Quận 6 cũ). Sau đó lập thêm 2 phường là Bình Thạnh và Phú Thạnh.

Sau ngày giải phóng 30/4/1975, địa bàn Quận 11 được giữ nguyên với 6 phường và 47 khóm. Đến ngày 01/06/1976 được phân chia lại thành 21 phường. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới, đến nay Quận 11 có 16 phường.

Quận 11 có tổng diện tích 5,14km2 , nằm ở Tây Nam thành phố. Giáp quận Tân Bình ở phía Bắc và Tây Bắc, phía Đông giáp Quận 5,10, phía Nam và Tây Nam giáp ranh Quận 6. Tính đến ngày 01/4/2019, Quận 11 có dân số là 209.867 người (tỷ lệ nữ chiếm 52,88%); dân tộc khác là 76.963 người (tỷ lệ 36,67%); mật độ dân số trung bình là 40.830 người/km2.

Trải qua thời gian hình thành và phấn đấu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quận 11 đã vinh dự được nhà nước và thủ tướng chính phủ trao tặng và khen thưởng: đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang; Huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân. Cùng nhiều danh hiệu thi đua khác ở cấp bộ, thành phố và cấp Quận trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.

Tự hào là một quận của thành phố mang tên Bác kính yêu, Đảng bộ và Nhân dân Quận 11 luôn phấn đấu vươn lên tầm cao mới, vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh.

BAN DO HANH CHINH QUAN 11




 
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ QUẬN 11 TỪ GIAI ĐOẠN 1975 – NAY

Từ sau ngày 30/4/1975, Đảng bộ và nhân dân Quận 11 đã hăng hái bắt tay ngay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục, cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, giữ vững an ninh, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng.

Hai năm đầu sau giải phóng (30/4/1975 - 7/1977) là giai đoạn xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. Trong niềm vui được sống trong không khí hòa bình, đất nước thống nhất nhưng phải đương đầu với nhiều khó khăn phức tạp của thời kỳ chuyển tiếp của cách mạng : có những khó khăn do mới tiếp quản địa phương, có những khó khăn do hậu quả của chế độ cũ để lại rất nặng nề phải có thời gian mới giải quyết được, có những khó khăn do sự chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử chống đối chưa chịu ra trình diện để được hưởng chính sách khoan hồng của cách mạng … Trong bối cảnh đó dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Quận, chính quyền cách mạng ở cơ sở đã sớm được thành lập để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Chính quyền đã tập trung cho 3 nhiệm vụ công tác lớn : xây dựng củng cố chính quyền cách mạng ; tập trung cứu đói cho dân và khôi phục phát triển sản xuất; bảo vệ trật tự trị an, truy quét tàn quân dịch. Thời kỳ chuyển tiếp trong đó có thời kỳ quân quản tuy ngắn ngủi nhưng chính quyền cách mạng đã làm được khá nhiều việc lo cho dân, sớm khôi phục và ổn định tình hình mọi mặt của địa phương sau chiến tranh nhất là giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội. Đó là những kết quả nổi bật của những năm đầu giải phóng, là tiền đề quan trọng để xây dựng phát triển Quận trong những năm tiếp theo.

bo phieu bau ban chap hanh dang bo khoa ii


Những năm 1977 - 1985 với 3 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Quận từ khóa I đến khóa III. Đây là giai đoạn tình hình đất nước và Thành phố có nhiều khó khăn phức tạp do phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới phía Bắc và phía Tây Nam Tổ quốc, rồi vụ " nạn kiều " xảy ra vào năm 1978 trong lúc nền kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó Đảng bộ và chính quyền Quận đã cùng Thành phố và cả nước động viên, huy động sức người sức của bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đề ra những biện pháp, giải pháp khá hữu hiệu để ổn định tình hình, không để ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, đời sống và an ninh trật tự trong Quận.


 
THỜI KỲ XÂY DỰNG, CỦNG CỐ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ; ỔN ĐỊNH, TỪNG BƯỚC CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (1975–1985)

I. LÃNH ĐẠO TIẾP QUẢN, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (4/1975–7/1977)

Đầu tháng 4/1975 để chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Thành ủy Sài Gòn–Gia Định đã tăng cường cán bộ cho Ban cán sự Quận 11 và chỉ định đồng chí Phạm Chánh Trực giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Nhiệp làm Phó Bí thư. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban cán sự là xây dựng, phát triển cơ sở cách mạng, chuẩn bị lực lượng và lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Cùng với tiếng súng tấn công của quân giải phóng, quần chúng nhân dân Quận 11 đã nổi dậy giành chính quyền, vào lúc 09g30 ngày 30/4/1975, cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được lực lượng khởi nghĩa cắm trên nóc nhà Ty Cảnh sát quận, toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền tan rã, chấm dứt 21 năm tồn tại chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ trên địa bàn Quận 11.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, ngay sau khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, lực lượng cách mạng, bộ phận khung của Quận ủy 11 đã được thành lập từ căn cứ do đồng chí Phạm Chánh Trực làm Bí thư, cùng một số cán bộ, đảng viên tại chỗ và đại diện các đoàn thể, mặt trận của quận đã nhanh chóng tiếp quản trụ sở chính quyền ngụy ở quận.

Cac dai bieu nu du dai hoi dang bo nk 83 85 v2

Sau khi lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng tiếp quản xong 6 phường của quận, đồng chí Phạm Chánh Trực đã chỉ đạo thành lập ngay chính quyền cách mạng, hình thành các tổ chức đảng và quần chúng ở các phường để lãnh đạo ổn định đời sống nhân dân, giữ gìn trật tự xã hội.

8 giờ sáng ngày 01/5/1975, Quận ủy đã tổ chức cuộc mít tinh lớn tại ngã ba đường Bình Thới–Minh Phụng với khoảng 7.000 người tham dự. Trong cuộc mít tinh này, Ủy ban nhân dân cách mạng Quận 11 đã ra mắt trước đông đảo nhân dân trong quận, gồm các đồng chí:
- Đồng chí Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch.
- Đồng chí Võ Quốc Thông, Phó Chủ tịch.
- Đồng chí Nguyễn Thị Nhiệp, Ủy viên thường trực.
- Đồng chí Nguyễn Thị Hòa, Ủy viên.

Trong ngày 01/5/1975 các phường Phú Hòa, Phú Thọ, Bình Thới, Phú Thạnh, Cầu Tre đã thành lập được Ủy ban nhân dân cách mạng phường. Riêng phường Bình Thạnh đến ngày 16/5/1975 mới tiến hành thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng.

e85d80622f08d2568b19

Để tăng cường sự chỉ đạo của Quận ủy đối với cơ sở, Ban Chấp hành đã có sự phân công các đồng chí quận ủy viên theo dõi các phường như sau:
- Đồng chí Nguyễn Thị Nhiệp phụ trách phường Phú Thọ, phường Phú Thạnh, phường Bình Thới và phường Bình Thạnh.
- Đồng chí Sáu Hoàng phụ trách phường Phú Hòa.
- Đồng chí Nguyễn Thị Hòa phụ trách phường Cầu Tre.

Dưới sự chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, ngay trong những ngày đầu tháng 5, hệ thống tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể cách mạng của quần chúng đã bước đầu được hình thành từ quận xuống cơ sở.

dc75e3bd43d7be89e7c6

Đầu tháng 6/1975, đồng chí Phạm Chánh Trực được điều động nhận nhiệm vụ mới, Thành ủy đã ra quyết định chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ quận gồm 15 đồng chí. Đồng chí Trương Mỹ Lệ (Tư Liêm) được chỉ định làm Bí thư Quận ủy, đồng chí Huỳnh Văn Cang (Tư Cang) được chỉ định làm Phó Bí thư Quận ủy, giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng quận. Như vậy đến đầu tháng 6/1975, Đảng bộ Quận 11 chính thức được thành lập với 32 đảng viên, Ban Chấp hành Đảng bộ (Quận ủy) có 15 ủy viên, trong đó Ban Thường vụ có 8 đồng chí. Các tổ chức đảng ở địa bàn dân cư và ở các cơ quan ban ngành, đoàn thể cũng được nhanh chóng xây dựng, nhất là tổ chức được 6 Đảng ủy ở 6 phường và hình thành được các chi bộ khóm. Thời gian này còn trong giai đoạn quân quản, Sư 341 của Quân đoàn 4 đã cử cán bộ lãnh đạo của 3 Trung đoàn tham gia cấp ủy của 3 quận, trong đó có Quận 11.

Để phát động quần chúng tham gia truy quét địch, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng ở quận và cơ sở, ngày 09/6/1975, Ban Thường vụ Quận ủy lâm thời đã ra Nghị quyết số 08/CT về “Thành lập ban phát động quần chúng truy quét địch, xây dựng chính quyền cơ sở” do đồng chí Huỳnh Văn Cang làm Trưởng ban.

6343216f8e05735b2a14

Đến giữa năm 1976, toàn quận có 47 chi bộ, với 587 đảng viên (76 đảng viên nữ) trong đó có 53 đảng viên được kết nạp sau ngày 30/4/1975; Ban Chấp hành Quận ủy có 15 ủy viên, Ban Thường vụ có 8 đồng chí, do đồng chí Trương Mỹ Lệ làm Bí thư Quận ủy, đồng chí Huỳnh Văn Cang làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 11.

Hai năm 1976–1977, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các đoàn thể quần chúng được trưởng thành nhanh chóng về số lượng và chất lượng, tập hợp được đông đảo quần chúng vào các tổ chức và dấy lên được phong trào cách mạng sôi nổi, mạnh mẽ. Về số lượng đã phát triển mạnh với 5.826 đoàn viên công đoàn (20,7%), 8.000 hội viên thanh niên (16%) trong đó có 1.144 đoàn viên thanh niên, 1.500 hội viên nhà giáo yêu nước… Các đoàn thể đã thể hiện được vai trò của mình trong các phong trào hành động cách mạng, là chỗ dựa vững chắc của Đảng và chính quyền.

5391608fcfe532bb6bf4

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, Đảng bộ Quận 11 đã tập trung lãnh đạo một số công việc trọng tâm sau:
1. Nhanh chóng tiếp quản các cơ sở quân sự, hành chính, kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế xã hội của ngụy quân, ngụy quyền.
2. Tiếp tục đánh địch, truy lùng tàn binh, trấn áp bọn phản cách mạng, thiết lập trật tự trị an.
3. Ổn định đời sống quần chúng, cứu tế đồng bào thiếu đói, đưa dần một bộ phận quần chúng bị địch di tản hồi cư, từng bước khôi phục những cơ sở sản xuất, sắp xếp công ăn việc làm cho người lao động.
4. Xây dựng lực lượng cách mạng về mọi mặt, chủ yếu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.

 
THỜI KỲ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986–2000)
 
I. LÃNH ĐẠO ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, LẬP LẠI TRẬT TỰ TRONG PHÂN PHỐI LƯU THÔNG, CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (1986–1988)

Từ ngày 02 đến ngày 07/10/1986, Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ Quận 11 đã được tiến hành tại Hội trường Quận ủy. Dự đại hội có 251 đại biểu chính thức thay mặt cho 1.433 đảng viên trong toàn Đảng bộ.

5391608fcfe532bb6bf4

Đại hội tiếp tục khẳng định cơ cấu kinh tế của quận là công thương nghiệp-dịch vụ, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là mặt trận hàng đầu, là nhiệm vụ trung tâm, phát triển đồng bộ giữa sản xuất và phân phối lưu thông để sớm ổn định được tình hình kinh tế-xã hội, ổn định và cải thiện một bước đời sống nhân dân. Với tinh thần đó, Đảng bộ phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và chủ yếu giai đoạn 1986–1988 như sau:
- Ổn định và phát triển sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp.
- Lập lại trật tự trong phân phối lưu thông.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
- Tập trung nâng cao chất lượng quan hệ sản xuất mới, củng cố vững chắc quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
- Thực hiện kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm, dần dần ổn định và cải thiện một số mặt trong đời sống nhân dân.
- Tăng cường công tác khoa học-kỹ thuật.
- Tăng cường công tác an ninh-quốc phòng, bảo đảm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ Quận 11 khóa IV gồm 45 đồng chí. Trong phiên họp đầu tiên, Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu ra Ban Thường vụ Quận ủy gồm 11 đồng chí, bầu đồng chí Đoàn Văn Khuy làm Bí thư Quận ủy và đồng chí Trần Văn Nhịn làm Phó Bí thư Quận ủy.

5683e4914bfbb6a5efea

Qua 2 năm lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của trung ương, thành phố và nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV trong bối cảnh chung có nhiều khó khăn gay gắt, Đảng bộ đã nỗ lực, phấn đấu thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra.

Đảng bộ đã khắc phục khó khăn thúc đẩy phát triển kinh tế, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh hơn các năm trước, gần đạt chỉ tiêu đại hội đề ra. Về phân phối lưu thông tiếp tục được củng cố và phát triển nhất là hoạt động sản xuất nhập khẩu. Từ hoạt động sản xuất-kinh doanh, quận đã cơ bản giải quyết vấn đề thu chi ngân sách, tháo gỡ được những ách tắc trong phân phối lưu thông, cải thiện một bước đời sống nhân dân.

Về mặt xã hội, quận đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực giữ không để cho tình hình xấu đi, một số mặt có chiều hướng phát triển khá, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững, các phong trào cách mạng được quần chúng tích cực tham gia.

II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÓA BỎ CƠ CHẾ TẬP TRUNG QUAN LIÊU BAO CẤP, XÂY DỰNG CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH (1989–1990)

Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 11 lần thứ V được tiến hành từ ngày 20 đến ngày 22/4/1989 tại Hội trường Quận ủy. Dự đại hội có 322 đại biểu chính thức đại diện cho 1.734 đảng viên trong toàn Đảng bộ.

017d5c4af3200e7e5731 (1)

Đại hội đã thảo luận và quyết nghị những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để thực hiện có kết quả các mục tiêu đề ra. Đồng thời đề ra một số chỉ tiêu cụ thể thực hiện trong 2 năm 1989–1990 là:
- Nhịp độ phát triển sản xuất hàng năm là 115% đến 118%.
- Kim ngạch xuất khẩu 15 triệu USD năm 1989 và 25 triệu USD năm 1990.
- Nhịp độ phát triển thương nghiệp-dịch vụ 120% năm 1989 và 200% năm 1990.
- Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,25%.
- Giải quyết việc làm cho người lao động bình quân 8.000 người/năm.
- Mức thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ, công nhân viên khối hành chính-sự nghiệp và lực lượng vũ trang tương đương 100kg gạo năm 1989 và 120kg năm 1990.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ V gồm 38 ủy viên. Trong phiên họp Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ nhất đã bầu 11 đồng chí vào Ban Thường vụ Quận ủy. Đồng chí Đoàn Văn Khuy được bầu lại làm Bí thư Quận ủy, đồng chí Trần Văn Nhịn và đồng chí Đặng Thiện làm Phó Bí thư Quận ủy.

III. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN, TỪNG BƯỚC ĐƯA NỀN KINH TẾ CHUYỂN SANG CƠ CHẾ MỚI, XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG, GÓP PHẦN CÙNG THÀNH PHỐ THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ-XÃ HỘI (1991–1995)

Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 11 lần thứ VI được tiến hành từ ngày 11 đến ngày 13/11/1991 với 322 đại biểu chính thức thay mặt cho 1.870 đảng viên toàn Đảng bộ.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 1991–1995 có 33 đồng chí. Tại phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu 11 đồng chí vào Ban Thường vụ Quận ủy. Đồng chí Trần Văn Nhịn được bầu làm Bí thư Quận ủy, các đồng chí Nguyễn Công Văn và Thái Ngô Cư làm Phó Bí thư Quận ủy.

8abf9fb830d2cd8c94c3

Từ ngày 27 đến 29/4/1994, Đảng bộ quận đã tiến hành Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ với sự tham gia của 133 đại biểu, đại diện cho 66 cơ sở đảng và 1.947 đảng viên trong Đảng bộ. Đồng chí Võ Viết Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy đến dự theo dõi và chỉ đạo hội nghị.
Hội nghị đã bầu bổ sung 5 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa VI.

IV. ĐẢNG LÃNH ĐẠO KHAI THÁC MỌI NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI, XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA (1996–2000)

Từ ngày 14 đến ngày 16/3/1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 11 lần thứ VII đã được tổ chức long trọng tại Hội trường Quận ủy. Tham dự đại hội có 250 đại biểu, đại diện cho 66 tổ chức cơ sở đảng và trên 2.000 đảng viên của Đảng bộ

8a7a7340dc2a2174783b

Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ tổng quát, đại hội nhất trí thông qua chỉ tiêu phấn đấu của Đảng bộ trong những năm 1996–2000.

* Về kinh tế-xã hội:
- Nhịp độ phát triển sản xuất hàng năm tăng 14–15%; thương mại, dịch vụ, xuất khẩu tăng 15–20%.
- Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng từ 20–30%; ngân sách quận tăng 20–25%.
- Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tăng 300% so với thời kỳ 1991–1995 (bằng nhiều nguồn vốn).
- Khống chế phát triển dân số, trong đó tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1,2%.
- Giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 7.000–8.000 lao động bằng nhiều biện pháp thích hợp.
- Đến năm 2000 hoàn thành mục tiêu phổ cập trung học cơ sở (cấp II).
- Về xóa đói giảm nghèo, phấn đấu không để tái đói và xóa nghèo cho khoảng từ 50–60% số hộ trong diện theo mức quy định của thành phố, góp phần cùng thành phố thực hiện mục tiêu năm 2000 mức GDP bình quân đầu người đạt 1.500 USD trở lên.

7dc1f70c5766aa38f377

* Về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, vận động quần chúng:
- Phấn đấu nâng số cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh từ 50% (năm 1994) lên 60% (năm 2000) và đảng viên loại I từ 75% (năm 1994) lên 80% (năm 2000), giảm số đảng viên loại II và loại III.
- Hàng năm kết nạp tối thiểu 100 đảng viên. Đến năm 2000 phần lớn trường trung học cơ sở có chi bộ đảng, các trường tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, phòng khám khu vực, trạm y tế phường có đảng viên.
- Công tác đoàn thể: Đến năm 2000 hầu hết các doanh nghiệp tư nhân có từ 10 công nhân lao động trở lên có tổ chức Công đoàn, những nơi có đông thanh niên hình thành tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VII nhiệm kỳ 1996–2000 gồm 35 đồng chí và Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VI gồm 7 đồng chí.

06b2d7a578cf8591dcde

Ngày 20/3/1996 Ban Chấp hành Đảng bộ họp Hội nghị lần thứ nhất, đã bầu ra Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí, Ủy ban Kiểm tra gồm 7 đồng chí. Hội nghị nhất trí bầu đồng chí Bùi Thiện Tích giữ chức vụ Bí thư Quận ủy; các đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Võ Thị Mỹ giữ chức vụ Phó Bí thư Quận ủy.

Ngày 20/4/1996, Ban Chấp hành Đảng bộ ban hành “Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ quận nhiệm kỳ 1996–2000”. Trong đó phân định nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Ban Chấp hành; trách nhiệm, quyền hạn của Ban Thường trực; nhiệm vụ quyền hạn của Bí thư, Phó Bí thư Quận ủy; chế độ và phương pháp làm việc.

Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VII đã tổ chức hội nghị bất thường, bầu đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Bí thư Thường trực, giữ chức vụ Bí thư Quận ủy thay đồng chí Bùi Thiện Tích nhận nhiệm vụ mới; đồng chí Nguyễn Văn Quang ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo, giữ chức vụ Phó bí thư Thường trực; bầu bổ sung 2 đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành vào Ban Thường vụ và bầu bổ sung 3 uỷ viên Ban Chấp hành.

Kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân quận khóa VIII ngày 10/12/1999, đã bầu bà Nguyễn Thị Thu Hà giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân và ông Nguyễn Thế Vinh giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Hội đồng cũng đã bầu bà Võ Thị Mỹ giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; các ông Dương Công Khanh, Nguyễn Trung Bộ giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Sau 5 năm (1996–2000), nỗ lực phấn đấu phát huy các nhân tố thuận lợi, khắc phục khó khăn vượt qua thử thách, tiếp tục thực hiện công cược đổi mới và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VII, Đảng bộ và nhân dân Quận 11 đã giành được những kết quả to lớn, tạo ra sự chuyển biến tích cực trên các mặt. Những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân Quận 11 đạt được trong những năm 1996–2000 là khá toàn diện, có mặt phát triển nhanh, đã giữ vững ổn định chính trị-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt đô thị; xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, củng cố, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
*****
Tuy còn những khuyết điểm, yếu kém trong quá trình xây dựng và phát triển quận, song nhìn chung những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1975–2000 của quận là rất căn bản và to lớn. Những thành tựu đó đã tạo tiền đề vững chắc cho giai đoạn phát triển của quận trong thế kỷ XXI.

Từ thực tiễn 25 năm qua, với những hoạt động phong phú, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, kết quả thành công và chưa thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, Đảng bộ rút ra một số kinh nghiệm:
Một là, quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, qua hoạt động thực tiễn đề ra những chủ trương cụ thể sát hợp với điều kiện hoàn cảnh của quận.
Hai là, không ngừng phát huy tính năng động sáng tạo của cơ sở và các tầng lớp nhân dân trong quận.
Ba là, chăm lo xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ.
Bốn là, giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết trong Đảng bộ và đoàn kết trong nhân dân.
Năm là, thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn Đảng, thông qua phong trào hành động cách mạng của quần chúng mà xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
 
slide_right
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây