SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
4
8
4
0
0
9
Phổ biến pháp luật 14 Tháng Mười Một 2013 4:20:00 CH

Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính

Ngày 31/10/2013, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số 17/2013/CT-UBND về việc triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính, giữ vững trật tự, kỷ cương, bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:

Thủ trưởng các Sở - ban, ngành và cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm:

1/ Triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức và biện pháp thích hợp để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân hiểu rõ, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2/ Thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa được ban hành hoặc đã ban hành nhưng chưa có hiệu lực thi hành, tiếp tục áp dụng quy định tại các Nghị định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính nếu không trái với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

….

Trách hiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện:

a/ Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

b/ Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.  

c/ Bảo đảm kinh phí cho công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn :  

a/ Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, những nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Tư pháp) kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền.

b/ Thực hiện lưu trữ và thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp vào cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của thành phố.

c/ Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn định kỳ 6 tháng và hàng năm, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.

d/ Bảo đảm kinh phí cho công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:

a/ Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các Điều 90, 92, 94 và 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

b/ Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính; 

c/ Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d/ Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.


Số lượt người xem: 5850    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Thông điệp Tay chân miệng 2015
  • Thông điệp Sốt xuất huyết 2015
Tìm kiếm