SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
4
8
2
8
5
9
Tin tức sự kiện 04 Tháng Sáu 2020 9:25:00 SA

Một số nội dung về luật bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018

 

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ các quy định của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước liên quan đến lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018 quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018 có hiệu lực thi hành.

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được giao trong Luật Bảo vệ bí mật nhà nước về xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ; địa điểm tổ chức, phương án bảo vệ và sử dụng phương tiện, thiết bị tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước; chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước và phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, ngày 28/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2020/NĐ-CP. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước, ngày 10/3/2020, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 24/2020/TT-BCA. Thông tư này có có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020  và áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Về xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; sao, chụp, thống kê, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, mang ra khỏi nơi lưu giữ, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước; tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước; điều chỉnh độ mật, giải mật; phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước; chế độ thông tin, báo cáo; trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước, ngày 17/4/2020, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 38/2020/TT-BCA. Thông tư này có có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Tìm hiểu thêm các nội dung liên quan về Luật bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 được đăng tải tại Trang thông tin điện tử https://sotuphap.hochiminhcity.gov.vn và Cổng thông tin điện tử Tuyên truyền phổ biến Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh https://tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn . Cụ thể như sau: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020; Nghị định số 26/2000/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ Công an có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước; Thông tư số 38/2020/TT-BCA ngày 17/4/2020 của Bộ Công an có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân.

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1728    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA