SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
3
4
8
3
0
3
Hoạt động Phòng cháy chữa cháy 14 Tháng Mười Một 2015 10:00:00 SA

Sử dụng điện an toàn

Điện là nguồn năng lượng thiết yếu, có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt. Tuy nhiên, điện cũng là “nguồn nguy hiểm cao độ” cho người sử dụng, vì dễ bị tai nạn điện giật, hoặc cháy do chạm chập nếu sử dụng điện không an toàn. Vì vậy, để sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, ta cần lưu ý một số điều sau:

1/ Lắp thiết bị đóng cắt, bảo vệ: Phải lắp đặt trên dây pha; khuyến khích lắp đặt thiết bị bảo vệ, đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.

Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ:

- Phải phù hợp với công suất sử dụng.

- Phải có nắp che kín phần mang điện.

- Phải lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà.

- Khuyến khích lắp thiết bị chống rò điện, đặt biệt là vùng ngập nước.

2/ Lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm điện ở công trình nhà ở:

Phải đặt ở nơi cao ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể ngập nước phải đặt cao hơn nền, sàn nhà ít nhất 1,40 mét.

3/ Lắp đặt thiết bị điện trong nhà:

- Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp điện…

- Không lắp đặt thiết bị điện tại các nơi ẩm ướt, ngập nước. Trường hợp cần bố trí thiết bị thì phải được bảo vệ bằng cách lắp đặt thiết bị chống rò điện.

4/ Kiểm tra:

- Phải thường xuyên kiểm tra đường dây; thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm) và các thiết bị sử dụng điện trong nhà.

- Nên ngắt nguồn điện các thiết bị điện khi không sử dụng (cắt cầu dao hoặc nút phích cắm điện).

- Khi dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện; các thiết bị, đồ dùng điện nếu hư hỏng phải thay thế hoặc sửa chữa xong mới được tiếp tục sử dụng.

5/ Khi có giông sét, mưa, bão, ngập nước:

- Cắt điện (rút phích cắm) các thiết bị: Ti vi, máy tính… và rút cáp an-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.

- Khi nhà bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường… nên cắt cầu dao điện.

6/ Khi cần sửa chữa hoặc lắp đặt điện trong nhà: Phải ngắt thiết bị điện (cầu dao, cầu chì, công tắc) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo.

7/ Sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…): Phải mang găng tay cách điện để không bị điện giật.

8/ Khi tay ướt hoặc nền, sàn nhà ẩm ướt:

- Không chạm vào bất kỳ dụng cụ sử dụng điện nào.

- Không đóng cắt cầu dao, công tắc hoặc cắm (rút) phích cắm điện.

- Sàn nhà ẩm ướt muốn thao tác phải đứng trên vật cách điện (ghế gỗ, nhựa khô…).

9/ Khi chưa cắt nguồn điện: Không được chạm vào: Ổ cắm điện; những chỗ hở của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện); cầu dao, cầu chì không có nắp che…

10/ Không sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong nhà có chất lượng kém vì dễ chạm chập, rò điện, gây tai nạn hoặc cháy nổ.

11/ Không phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hóa… vào dây dẫn điện.

12/ Không:

- Cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.

- Phích cắm, ổ cắm phải chắc chắn (phích cắm là phía thiết bị dụng cụ sử dụng điện, ổ cắm là phía nguồn điện).

- Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần nhựa của phích cắm.

13/ Không để thiết bị điện có phát nhiệt (ti vi, bàn ủi, bếp điện…) ở gần vật dễ cháy.

14/ Không dùng điện để: Chống trộm, bẫy chuột, rà (bắt) cá.

15/ Không dùng nước để chữa cháy khi chưa cắt nguồn điện.

16/ Không bắn súng, bắn pháo hoa, ném đất đá, dây kim loại, dây kim tuyến, thả diều… vào đường dây, trạm điện vì có thể làm chạm chập, phóng điện, đứt dây… gây nguy hiểm.

17/ Không lắp đặt an-ten, dây phơi, giàn giáo xây dựng, hộp đèn, biển quảng cáo hoặc các vật dụng khi rơi, đổ có thể va quẹt vào công trình lưới điện cao áp. Nếu vi phạm vào trong khoảng cách trên sẽ bị phóng điện gây tai nạn.

18/ Khi mưa bão, giông sét:

- Nên hạn chế ra đường nhằm tránh bị cây đổ, đường dây điện có thể bị đứt.

- Không chạm người vào cột điện, dây chằng cột điện, dây nối đất ở các cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao… để đề phòng điện giật do rò điện.

19/ Không được vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện:

Người, phương tiện và xe máy thi công khi làm việc gần các đường dây, trạm điện không được vi phạm khoảng cách sau (khoảng cách tối thiểu giữa người, phương tiện, vật dụng đến đường dây, thiết bị điện):

- Đường dây, trạm điện trung thế: 15KV(15.000 V)      : 02 mét

- Đường dây cao thế                  : 110KV(110.000 V)  : 04 mét

- Đường dây cao thế                  : 220KV(220.000 V)  : 06 mét

- Đường dây cao thế                  : 500KV(500.000 V)  : 08 mét

20/ Không dựng lều, quán, nhà cửa có mái và tường bao bằng vật liệu dễ cháy dưới đường dây, trạm điện.

21/ Cây trồng gần công trình điện:

- Không để cành cây, dây leo vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện và trạm điện.

- Khi chặt cây, tỉa cành gần đường dây, trạm điện phải đề phòng cây đổ, cành rơi có thể chạm vào đường dây, trạm điện làm đứt dây hoặc phóng điện gây tai nạn và hư hỏng thiết bị điện.

22/ Cấm tự ý tháo gỡ các kết cấu của công trình điện như: dây điện, thanh giằng, dây néo, dây nối đất…

23/ Cấm vào trạm điện:

- Trạm có tường, rào bao quanh (trạm trong phòng, trạm có hàng rào bảo vệ): Không đột nhập vào trạm.

- Trạm đặt trên cột điện (trạm giàn, trạm một cột, trạm trụ ghép, trạm treo): không tự ý leo lên cột điện.

24/ Cấm cột trâu, bò, gia súc và thuyền bè… vào cột điện. Cấm sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa có thỏa thuận với đơn vị quản lý lưới điện cao áp.

25/ Khi phát hiện trụ điện ngã, dây điện đứt:

- Người phát hiện không được đến gần và phải báo cho mọi người xung quanh biết.

- Tìm cách lập rào chắn và gọi số điện thoại khẩn cấp 1900.545454 để ngành điện xử lý.

- Điện báo số 114 (Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thành phố Hồ Chí Minh) khi có tai nạn xảy ra.


Số lượt người xem: 2460    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Thông điệp Tay chân miệng 2015
  • Thông điệp Sốt xuất huyết 2015
Tìm kiếm